RSS

Úc phát hiện phương pháp dự đoán “bão lửa”

09:00 10/01/2019

Một nghiên cứu mới đã phát triển một mô hình dự đoán những vụ cháy rừng nghiêm trọng, hay còn gọi là "firestorms"  với hy vọng có thể cứu được mạng sống của nhiều người bằng cách thông báo các quyết định của lính cứu hỏa. Nghiên cứu này đã được thúc đẩy sau vụ hỏa hoạn ở Canberra năm 2003, nơi các nhà chức trách từng đánh giá thấp quy mô của các vụ hỏa hoạn.

Kết quả hình ảnh cho Úc phát hiện phương pháp dự đoán “bão lửa”

Mỗi mùa hè, những người lính cứu hỏa của Úc đều phải vật lộn với những vụ cháy rừng dữ dội.

Thế nhưng một khi đám cháy nhỏ đột nhiên trở thành vụ cháy rừng lan rộng một cách dữ dội, kết hợp bởi gió mạnh mà chúng ta tạm gọi là “bão lửa”, chúng có thể trở nên vô cùng nguy hiểm.

Tiến sĩ Rachel Badlan giải thích “firestorms” hay còn gọi là bão lửa là gì.

"Bão lửa thực sự là vụ cháy nghiêm trong khi trời có giông bão kèm theo sấm sét. Cũng giống như giông bão thông thường, thay vì giông bão được tạo ra khi trời  nóng hoặc lạnh bất thường, bão lửa xảy ra bởi sức nóng từ một cháy rừng.

Tiến sĩ Badlan khẳng định rằng không thể kiểm soát bão lửa.

"Chúng là biểu hiện nguy hiểm nhất của một vụ cháy rừng bởi vì khi bão lửa bắt đầu nó có thể tự tạo ra nhiều trạng thái thời tiết riêng. Đều đó có nghĩa là bão lửa có thể tạo ra sấm sét, nó cũng có thể tạo ra cả lốc xoáy ở Canberra. Nguy hiểm nhất đối với lính cứu hỏa là những cơn gió bởi vì chúng vô cùng thất thường, chúng mang đến những cơn gió rất mạnh  từ bất kỳ hướng nào."

Bà cho biết kể từ năm 2001, Úc đã có ít nhất 50 cơn bão lửa được xác nhận, phần lớn xảy ra ở phía Đông Nam của Úc.

"Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ do địa hình,  có rất nhiều địa hình gồ ghề ở khu vực miền núi với nhiều khí đốt. Chúng tôi nghĩ rằng đây có lẽ là một trong những lý do chính."

Giờ đây, việc dự đoán những cơn bão này đã trở nên dễ dàng hơn, nhờ vào nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học New South Wales ở Canberra và Trung tâm Cứu hỏa Khẩn cấp A-C-T. 

Các nhà nghiên cứu tìm thấy một trong những yếu tố quan trọng của một cơn bão lửa đang phát triển là hình dạng của ngọn lửa trên mặt đất.

Các đám cháy duy trì hình dạng vòng tròn đều đặn có khả năng tích tụ nhiệt và khói mạnh hơn bên trong, bởi vì hình dạng vòng tròn bảo vệ lửa trung tâm khỏi không khí bên ngoài.

Sự tập trung của nhiệt và khói bốc lên sẽ phá vỡ bầu khí quyển và phát triển thành một cơn bão lửa.

Địa hình gồ ghề làm cho đám cháy trở nên tồi tệ hơn và có nhiều khả năng lan rộng và cháy mạnh khủng khiếp hơn nữa.

Rick McRae, nhà phân tích rủi ro thuộc lực lượng cứu hỏa khẩn cấp ACT và Phó giáo sư Jason Sharples đã ứng dụng phát hiện này trong việc phát triển một mô hình dự đoán những vụ cháy khủng khiếp còn gọi là bão lửa.

Giáo sư Sharples, tại Đại học New South Wales, giải thích về các thử nghiệm.

"Chúng tôi đã xem xét một vài vụ cháy trên khắp New South Wales và lãnh thổ thủ đô Úc ACT. Về căn bản, chúng tôi áp dụng mô hình và đưa ra ba cảnh báo mà mô hình nhận định rằng đám cháy đặc biệt này có khả năng phát triển thành bão lửa.

Hai trường hợp cháy rừng này thực sự đã phát triển thành bão lửa và chúng tôi đã nhận được một báo động sai. Vì vậy, vẫn còn một số việc phải làm để điều chỉnh lại mô hình, thế nhưng thực tế là chúng tôi đã có hai vụ cháy thực sự phát triển thành bão lửa."

Mô hình đã dự đoán chính xác những thay đổi đột ngột của vụ hỏa hoạn năm 2018 xung quanh Leadville và Cassilis ở New South Wales, nơi đã bị lửa thiêu rụi hơn 50.000 ha đất.

Giáo sư Sharples cho biết mô hình này hiện đang hỗ trợ Lực lượng cứu hỏa  nông thôn New South Wales đưa ra các quyết định lớn.

"Rất nhiều đám cháy mà chúng ta thấy, phần lớn chúng sẽ không phát triển thành bão lửa. Đây là sự kiện khá hiếm  hoi- nhưng chúng gây ảnh hưởng dữ dội. Vì vậy, những gì đang diễn ra vào lúc này là chúng ta có thể phân công lực lượng đến những đám cháy có nguy cơ cao hơn khi chúng ta cần phải giải quyết nhiều đám cháy trong cùng một ngày.

Chúng ta có thể  nhìn toàn cảnh, cách thời tiết phát triển qua từng ngày và chọn ra vụ cháy nào có khả năng phát triển thành bão lửa."

Họ hy vọng mô hình này sẽ sớm được các cơ quan chữa cháy khác chọn để thử nghiệm ở những nơi khác tại Úc.

Tiến sĩ Rachel Badlan nói rằng mô hình hoàn chỉnh cuối cùng có thể được sử dụng trên toàn cầu.

"Không nơi nào trên thế giới có thể dự đoán cách hoạt động của bão lửa. Và đó là lý do chúng đứng đầu đầu danh sách,  vì chúng ta không thể kiểm soát hoặc dập tắt ngọn lửa đó khi nó biến thành một đám cháy dữ dội như bão quét, chúng ta cần phải di tản người dân.

Rõ ràng việc chúng ta có thể dự đoán, theo dõi, tốt hơn thì  khả năng để lực lượng cứu hỏa có cơ hội di tản sớm cũng cao hơn. Chúng ta cũng  không đẩy lính cứu hỏa vào trường hợp nguy hiểm, đưa họ vào khu vực mà họ không thể kiểm soát được."

Giáo sư Sharples đồng ý khả năng dự đoán một cơn bão lửa gia tăng có nghĩa cứu sống thêm nhiều người.

 

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.